Giày bảo hộ lao động là một loại vật dụng không thể thiếu trong quá trình làm việc của những ai đang làm tại công trường, các công trình, nhà máy,…. Với khả năng bảo vệ bàn chân người lao động khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài, vì thế mà chúng có công dụng vô cùng lớn. Vậy làm sao để đi giày bảo hộ đúng cách và bạn nên biết gì về sản phẩm này?
Định nghĩa chính xác nhất về giày bảo hộ lao động là gì?
Đa số chúng ta có lẽ đã đều nghe tới tên sản phẩm này rồi, đặc biệt là đối với những người làm tại các công trình thì còn phải thường xuyên sử dụng giày an toàn. Tuy nhiên có lẽ bạn vẫn chưa biết được khái niệm chính xác về loại giày này có đúng không nào? Vậy khái niệm chính xác nhất là gì?
Theo như định nghĩa mà Wikipedia đưa ra thì: Giày bảo hộ lao động (hay còn có các tên gọi khác như: giày công trường, giày công trình hay giày mũi thép), đây chính là một đôi giàu có phần mũi thép để bảo vệ các đầu ngón chân của bạn tránh được các trường hợp không may như: Va đập, va chạm, té ngã hay vật nặng, sắc nhọn rơi vào chân. Thông thường sản phẩm này được lót với thép để chống khả năng bị các vật xuyên thủng.
Các loại giày được thiết kế theo kiểu truyền thống thì sẽ có phần mũi giày được tạo từ thép, tuy nhiên ngày nay các nhà sản xuất đã thay thế bằng vật liệu tương đồng thép là sắt. Giày an toàn vô cùng quan trọng trong những môi trường nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu xây dựng. Với những quy định về an toàn lao động được đặt ra thì những ai đang lao động tại khu vực bắt buộc phải mang giày mũi thép hay các loại đồ bảo hộ khác để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Các ký tự có trên giày chính là các tiêu chuẩn an toàn khác nhau của các quốc gia về giày bảo hộ, mà giày cần được dự định đáp ứng các trường hợp như điện giật, tác động, xâm nhập và hóa chất nguy hại.
Cấu tạo của giày an toàn phổ biến hiện nay
Giày an toàn lao động có cấu tạo chung được chia thành 6 phần như sau:
Phần phía trên của mỗi đôi giày (Upper):
Đây là phần có tác dụng bao phủ ngón chân, đỉnh bản chân và hai bên bàn chân cùng mặt sau của gót chân. Hoặc có thể nói đây chính là phần bao phủ trên bàn chân, thường được sử dụng 1 mảnh duy nhất hoặc nhiều mảnh khâu lại với nhau. Nó bao gồm: Lưỡi giày, cổ giày, lưng và lớp lớp phía trước.
Mũi giày (Toe cap):
Đây là phần gia cố bảo vệ các ngón chân khỏi các tác dụng từ ngoại lực gây dập ngón hay bị tổn thương đến chân khi người sử dụng chẳng may bị những trường hợp ngoài ý muốn. Chất liệu truyền thống thường được sử dụng cho phần này chính là thép, tuy nhiên hiện nay vật liệu nổi bật hơn được sử dụng khá nhiều để làm mũi giày chính là composite.
Miếng lót bên trong giày (Insole/footbet):
Phần lót nằm bên dưới đáy bàn chân hay còn được gọi là tấm lót giày. Tấm lót giày được chế tạo từ nhiều loại vật dụng khác nhau tùy theo hãng sản xuất. Thông thường chúng được lựa chọn bởi các chất có độ đàn hồi tốt, mềm mại, linh hoạt và khả năng chịu lực tốt. Khả năng thoáng khí, chống hôi chân và giảm sốc khi nhảy từ trên cao xuống cho gót cũng được chú ý đến.
Tấm lót chống xuyên thủng giày (Midsole):
Thường được làm bằng kim loại: Tấm lót của giày bảo hộ lao động thường được làm bảng thép, bởi chất liệu này có khả năng chống đinh hay các loại vật nhọn đâm thủng khi làm việc tại các công trường. Đây cũng chính là một phần bắt buộc và là tiêu chuẩn phải có của mỗi đôi giày an toàn lao động.
Phần đế bên ngoài đôi giày (Outsole):
Chúng được tạo nên bởi các chất liệu phổ biến như TPU, polyurethane và cao su, tùy theo môi trường làm việc mà phần đế này sẽ có khả năng chống trơn trượt, chống dầu, cách điện hay cách nhiệt. Thường thì phần đế bên ngoài của giày sẽ có các rãnh nhỏ để tăng khả năng ma sát để quá trình trở nên dễ dàng hơn khi thực hiện bất cứ việc gì.
Cách lựa chọn giày bảo hộ phù hợp cho bản thân
Để có thể biết được một đôi giày bảo hộ lao động có phù hợp với bản thân và môi trường làm việc của mình hay không thì các bạn cần biết về các đặc tính của những loại giày an toàn phù hợp cho từng môi trường, hoàn cảnh nào.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam kinh doanh rất nhiều loại giày bảo hộ đến từ các thương hiệu, mẫu mã khác nhau. Mỗi loại sẽ có một đặc tính riêng, trong đó những đôi giày được thiết kế theo nhu cầu công việc của khách hàng trở thành một trong những điều đáng chú ý và được quan tâm đặc biệt trong xã hội. Vậy bạn nên chọn giày mũi thép nào cho từng điều kiện môi trường làm việc:
Giày có đế làm từ cao su, PU: Là loại giày có khả năng chống trơn trượt, chống thấm nước, vì vậy sản phẩm này được sử dụng nhiều tại các môi trường ẩm ướt, chứa hóa chất và gây trơn trượt như xăng, dầu.
Giày được thiết kế có đế lót sắt, lót thép: Thường được sử dụng tại các công trình khai thác, công nghiệp nặng, công trình xây dựng,… Nơi có thể dễ xảy ra các trường hợp có các vật thể sắc nhọn rớt hay đâm vào chân.
Cách sử dụng giày an toàn lao động đúng cách
Muốn có thể kéo dài tuổi thọ cho những đôi giày mũi thép của bạn, thì bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
– Chọn những đôi giày có kích thước phù hợp với cỡ chân của mình để quá trình đi lại hoạt động trở nên thoải mái hơn. Không nên chọn những đôi giày chật hay rộng hơn size chân, bởi điều này sẽ gây ra nhiều bất tiện. Mỗi một hãng khác nhau có thể số size, kích thước sẽ bị chênh lệch, vì vậy mà nếu có thể bạn nên tự đi thử giày để mua được đôi thoải mái nhất.
– Không nên ngâm giày quá lâu trong môi trường hóa chất, nước. Bởi dù đây có là đôi giày chuyên dụng trong các trường hợp đó nhưng không thứ gì có thể sử dụng lâu nếu bạn không biết bảo quản, giữ gìn.
– Không nên phơi giày dưới nắng quá lâu vì sẽ làm cho da của đôi giày trở nên cứng hơn.
– Nên bảo quản giày tại môi trường thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài hay các môi trường bị ẩm thấp.
– Giày được làm bằng da tự nhiên hay còn được gọi là da thật sẽ có thể bị mốc nên để lâu trong môi trường ẩm ướt. Khi bị mốc bạn nên đem sản phẩm ra lau sạch bằng vải và phơi khô tại nơi khô thoáng.
– Thường xuyên làm vệ sinh cho đôi giày bảo hộ lao động, phơi khô miếng lót đẹp chân đang sử dụng. Để có thể đem lại sự thoải mái và độ bền lâu nhất của sản phẩm.
Kiểm tra chất liệu và độ bền của sản phẩm
Bất cứ nhà sản xuất nào khi đưa ra thị trường sản phẩm của mình đều mời chào đây là sản phẩm tốt nhất, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có độ bền cao, phù hợp với các môi trường làm việc. Tuy nhiên mời chào là một việc, bạn cần tỉnh táo để kiểm tra xem những đôi giày đó có đem lại giá trị hay không. Bạn có thể kiểm tra sản phẩm nhanh chóng và đơn giản nhất bằng cách:
Kiểm tra đế giày: Đây là phần được chú trọng nhiều nhất và là tiêu chuẩn đầu tiên khi lựa chọn giày bảo hộ, thông thường sản phẩm thường được thiết kế từ những chất liệu có đồ đàn hồi cao và siêu bền. Khi bạn bẻ cong đế giày mà nó vẫn giữ nguyên dạng thì đây là một sản phẩm có chất lượng tốt. Không chỉ vậy bạn cũng nên quan sát xem đế giày có bị trầy xước hay lủng lỗ hay không.
Kiểm tra phần mũi giày: Mũi giày là nơi ngăn chặn các tác động va chạm từ bên ngoài đến ngón chân và mu bàn chân, vì vậy mà chúng được làm từ thép để có thể tăng hiệu quả chịu lực tốt nhất, giữ cho đôi chân của bạn an toàn. Bởi vì thế mà khi bạn bóp mũi giày mà mũi giày bị móp, thì có thể đây là sản phẩm không tốt. Bạn phải xem lại chất lượng của đôi giày và đưa ra sự lựa chọn khác.
Lựa chọn một đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng
Việc tìm kiếm cho mình một đơn vị cung cấp uy tín, đã đảm bảo rất nhiều cho bạn về chất lượng sản phẩm đem lại. Không phải tự nhiên mà một đơn vị nào đó được mệnh danh là uy tín, đơn vị đó phải đáp ứng được về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt mới được khách hàng đánh giá như vậy.
Chúng tôi chính là cơ sở đang kinh doanh các loại mặt hàng bảo hộ cho người lao động, được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá tốt. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực, chuyên đem đến các sản phẩm chính hãng với chất lượng tốt mà mức giá phải chăng. Với nhiều mặt hàng đa dạng như: Nón bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc, dây đai an toàn, bình chữa cháy, giày bảo hộ lao động, quần áo bảo hộ,…. Không chỉ sản phẩm đa dạng giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn. Đội ngũ nhân viên tại chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn về sản phẩm, đem đến sự hài lòng cho những vị khách hàng khó tính nhất.